Kể từ tác phẩm đầu tiên Cá mè đẻ nhân tạo do NSND Lương Đức đạo diễn thực hiện năm 1965,ờcònaimuốnlàmphimkhoahọghế bệt tựa lưng đến nay, phim khoa học đã đạt gần 60 năm tuổi. Suốt khoảng thời gian ấy, dòng phim mang đến giá trị không chỉ cho điện ảnh mà còn cho các lĩnh vực khác như: y học, văn hóa, môi trường,...
Đóng góp quan trọng cho điện ảnh
Các phim Bệnh đạo ôn hại lúa; Chú ý! Thuốc trừ sâu (đạo diễn, NSND Lương Đức); Quy hoạch đồng ruộng (đạo diễn Trần Tình) đều giúp người nông dân có thêm kinh nghiệm làm nông, trồng lúa. Hay Sự sống ở rừng Cúc Phương (đạo diễn Nguyễn Văn Hướng), Khu hệ bướm Việt Nam (đạo diễn Nguyễn Hồng Quảng),... đã mang đến những thước phim kỳ vĩ về thiên nhiên cũng như mở rộng kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học cho khán giả.
Đáng chú ý, sự đóng góp về mặt lưu giữ và truyền tải tri thức y học là thành tựu quan trọng bậc nhất của dòng phim khoa học. Những tác phẩm như: Hành trình gen (đạo diễn, NSND Nguyễn Như Vũ), Ghép tạng: Biến điều không thể thành có thể (đạo diễn Nguyễn Hồng Việt),... không chỉ giúp người xem có thêm kiến thức y học mà còn để họ thấu hiểu sự nỗ lực không ngừng của các y bác sĩ trên hành trình tìm cách cứu chữa bệnh nhân.
Để phim khoa học không rơi vào nhàm chán đòi hỏi đạo diễn phải thật tinh tường trong quá trình biến kiến thức khô khan thành một câu chuyện gần gũi nhưng không kém phần thu hút. NSND Lương Đức đã sớm nhận ra điều này từ khi bắt tay làm phim khoa học. Cho nên, ông đã áp dụng khéo léo thủ pháp kể chuyện của các dòng phim khác như phim hoạt hình, phim tài liệu,... kết hợp với việc để các nhân vật đóng những tiểu phẩm sinh động, đời thường trong phim của mình. Nhờ vậy, nền điện ảnh Việt Nam mới có những bộ phim "là khoa học nhưng đậm chất thơ".
Vì những giá trị trên, Liên hoan phim Việt Nam cũng như giải thưởng Cánh diều vàng đều có hạng mục dành riêng cho phim khoa học. Đó là một cách trân trọng, tôn vinh đóng góp của những người yêu điện ảnh, yêu khoa học đã và đang cống hiến hết mình để đưa thể loại phim này hòa vào đời sống nghệ thuật đương đại.
Những thách thức mà phim khoa học cần vượt qua
Phim khoa học đã từng có những tác phẩm đi vào lịch sử điện ảnh Việt Nam, nhưng, hiện nay, dòng phim này đang phải đối diện với những thách thức lớn nếu không muốn đại đa số công chúng quên lãng, tệ hơn là không biết đến sự tồn tại của phim khoa học.
Trước hết, làm thế nào để tiếp cận nhiều người xem là một bài toán khó với dòng phim khi khán giả đang ưa chuộng những thể loại phim hài hước, hành động,... và đôi lúc là "phim mì ăn liền" hơn các thể loại còn lại. Đồng thời, phim khoa học thường được công chiếu trên truyền hình và không được quảng bá rầm rộ, ít nhiều khiến sự hiện diện của dòng phim này bị lu mờ.
Ngoài những thách thức bên ngoài, phim khoa học còn phải đối diện với nhiều thách thức bên trong như tìm kiếm, đổi mới kịch bản, đề tài,... sao cho hợp thời. Song, trên tất cả, việc "tìm đâu thế hệ nối dài giá trị của phim khoa học?" mới là vấn đề nan giải.
Theo NSND Lương Đức, "cha đẻ" của dòng phim khoa học, đạo diễn của rất nhiều phim tài liệu, khoa học, cho biết: "Thực tế ở Việt Nam những người làm khoa học chưa được đánh giá đúng về những đóng góp cũng như chất xám mà họ bỏ ra. Điều này không chỉ có trong điện ảnh mà còn ở các lĩnh vực khác. Cho nên họ không nhận được sự khuyến khích về mặt vật chất. Đó là lý do thứnhất.Thứ hai, phim khoa học dễ làm nhưng rất khoai vì khoa học đã có những công thức cố định, muốn tìm cái mới trong khoa học là rất khó. Trong khi đó, lớp trẻ lại thích những gì hấp dẫn, mới mẻ".
"Và quan trọng, làm phim khoa học không chỉ đòi hỏi con người phải có tố chất về mặt nghệ thuật, có sự rung cảm mà còn phải có tố chất của một nhà khoa học", ông Lương Đức chia sẻ.
Còn đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình Việt Namthì nhận định rằng, phim khoa học cần xuất phát từ câu chuyện cũng như nhu cầu của người dân bình thường. Không nhất thiết phim khoa học phải là một cái gì đó ghê gớm.
"Nếu muốn lớp trẻ làm phim khoa học nhiều thì phim khoa học phải có giá trị với cuộc sống, ắt sẽ thu hút người xem. Một khi có người xem sẽ kích thích cầu mà có cầu ắt có cung", đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm chia sẻ.